Cây lồ ô: Đặc điểm, phân bố, ứng dụng và kỹ thuật canh tác

Rate this post

Lồ ô là một loài tre có nguồn gốc từ Ấn Độ. Ở Việt Nam loại cây này được trồng rất nhiều để làm thực phẩm và cung ứng nguyên liệu cho nhiều lĩnh vực khác như xây dựng, công nghiệp, thủ công mỹ nghệ,…. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm, ứng dụng của loại cây lồ ô mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin chia sẻ dưới đây.

Cây lồ ô là cây gì?

Lồ ô còn được gọi là cây tre lồ ô. Đây là tên của rất nhiều loại tre khác nhau theo cách gọi của từng vùng miền, địa phương. Chúng có tên khoa học là Bambusa balcooa.

cay lo o 1
Cây lồ ô là cây gì?

Là một loại cây thuộc họ nhà Tre nên lồ ô cũng thừa hưởng rất nhiều đặc điểm nổi bật của cây tre gai. Nó có tính ứng dụng cao, thân thiện với môi trường nên được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tìm hiểu đặc điểm hình thái cây lồ ô là gì?

Tuy lồ ô cùng loài với cây tre nhưng cây tre lồ ô có thân to tròn, rỗng ruột và chúng có độ đàn hồi, độ dẻo tốt gấp nhiều lần so với các loại tre thông thường. Đặc điểm của cây tre lồ ô là chúng mọc thành từng bụi, chiều dài trung bình của một cây lồ ô sẽ khoảng 14 đến 18 cm, ồ lô trưởng thành có thể cao đến 25 cm. Đường kính thần sẽ từ 7 đến 8 cm, một số cây to có thể đạt từ 10 đến 15 cm.

Thân cây lồ ô

Thân lồ ô tròn đều, nhẵn, bên ngoài phủ một lớp lông trắng mịn màu xám bạc, màu nâu. Cây tre lồ ô có nhiều đốt hơn những giống tre thông thường đây cũng là một đặc điểm nhận của của cây lồ ô. Mỗi đốt sẽ đạt chiều dài từ 80-90cm, vách thân dày khoảng 1.1cm. Thân lồ ô non sẽ có màu xanh bạc về già sẽ chuyển sang màu xanh lục. Trên thân cây tre lồ ô cũng có rất nhiều cành, chiều dài trung bình là 2 đến 3m.

cay lo o 2
Thân cây lồ ô

Lá tre lồ ô

Các loại tre có phần lá khá giống nhau và cây lồ ô cũng vậy. Phiến lá dài, thon có chiều dài  20-30cm, rộng từ 2-4cm. Phần đầu khá nhọn và sẽ thuôn dần về phần đuôi. Lá cây tre tầm vông có 1 gân chính nằm ở giữa và nhiều gân phụ nằm song song với nhau.

Mo cây tre lồ ô

Bẹ mo cây tre lô ô sẽ có hình dạng giống hình thang cân, đáy rộng 20-30cm. Phần đầu của bẹ mo rộng 5-8cm hơi lõm, chiều cao trung bình bẹ mo là 20-30cm. Bên ngoài bẹ mo sẽ phủ một lớp lông mịn màu nâu, rất ngứa khi chạm tay vào. Mặt trong bẹ mo nhẵn mịn và bóng. Tai bẹ mo không phát triển, lưới mo xẻ sâu. Mo được hình thành bởi măng luồng.

cay lo o 3
Mo cây tre lồ ô

Hoa cây tre lồ ô

Lồ ô chỉ nở hoa một lần duy nhất vào cuối cuộc đời. Hoa lồ ô sẽ nở thành từng cụm và phân tán ở nhiều nhanh. Mỗi nhanh sẽ có từ 3 đến 5 bông nhỏ nhọn đầu, hơi đẹt, hoa cây lô ô có màu xanh vàng hoặc màu tím, hoa dài 1-2cm, rộng 5-8mm. Hoa lưỡng tính sẽ nằm ở giữa, có nhuỵ rời, nhuỵ có 2 vòi. Hoa trường nằm ở trên phần ngọn hay dưới phần gốc phát triển không đầy đủ.

Phân bố

Việt Nam:

Lồ ô là cây đặc hữu của phần Nam Đông Dương gồm Nam Việt Nam, Nam Lào và Cămpuchia. Ở Việt Nam lồ ô mọc phổ biến từ tỉnh Quảng Nam trở vào; tập trung nhất ở phần Nam Tây Nguyên (tỉnh Lâm Đồng) và vùng Đông Nam Bộ. Đặc biệt mọc thành rừng có diện tích lớn (được gọi là biển tre) ở tỉnh Bình Phước và Bình Long – Riêng huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước rừng lồ ô chiếm tới 40% diện tích toàn Huyện. Ở hầu hết các tỉnh khác của vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ đều thấy lồ ô mọc rải rác.

Thế giới:

Nam Lào và Cămpuchia.

Ứng dụng nổi bật của cây lồ ô 

Tre lồ ô mang trong mình hầu hết các đặc tính nổi bật của nguyên liệu tre trúc. Chẳng hạn như độ bền dẻo, khả năng chống cháy, chống mối mọt, ít khi bị tác động bởi nhiệt độ,…Vì vậy nó được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực đời sống. Cụ thể:

  • Nguyên liệu lồ ô được người dân dùng để làm rổ, rá, dần, mẹt, thúng mủng,… phục vụ đời sống sinh hoạt. Tre lồ ô cũng có thể dùng làm cán cày, cán cuốc, cày bừa, mương máng thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nó cũng có thể dùng để làm chuồng trại chăn nuôi gia súc, làm giàn trồng cây,….
  • Trong đời sống ẩm thực, măng tre lồ ô được dùng để làm các món ăn.
  • Trong lĩnh vực nội thất tre lồ ô được dùng làm bàn ghế tre, giường tre, tủ đựng rượu, tủ quần áo, tủ bếp,…
  • Trong xây dựng tre lồ ô góp mặt vào rất nhiều hạng mục công trình khác nhau như: Làm dui mè, mái nhà, vách ngăn, ốp tường, mành rèm trang trí, hàng rào, tường bao,….
  • Trong công nghiệp tre lồ ô cũng có giá trị kinh tế rất cao bởi việc chế tác thành nhiên liệu đốt, chiếu tre xuất khẩu, ván tre ép, nguyên liệu làm quần áo, sản xuất kem đánh răng, làm giấy,…

Kỹ thuật trồng và khai thác

Kỹ thuật trồng và nhân giống

Hiện tại vẫn chưa có công trình nghiên cứu về kỹ thuật trồng và nhân giống cây lồ ô. Bà con nông dân chủ yếu trồng cây bằng gốc như các loài tre khác. Nếu trồng lồ ô với quy mô lớn để phát triển kinh tế thì nghiên cứu trồng bằng cành. Nếu đảm bảo được điều kiện đất ẩm, phù hợp với đặc tính sinh học thì cành chính cũng sẽ mọc rễ và phát triển thành cây mới.

cay lo o 4
Kỹ thuật trồng và khai thác

Khai thác

Cây lồ ô được 3 tuổi là thời điểm tốt nhất để khai thác nguyên liệu. Tùy theo điều kiện sinh trưởng của cây mà bà con có thể khai thác theo chu kỳ 1 – 3 năm. Nếu thu hoạch cây định kỳ hàng năm thì nên chặt toàn bộ những cây trên 4 tuổi và một phần các cây được 3 tuổi. Nếu khai thác theo chu kỳ 2 năm thì bà con nên chọn những cây đã được 3 – 4 tuổi, để lại các cây 1 – 2 tuổi để đảm bảo năng suất khi khai thác.

Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn

Lồ ô là loài LSNG đặc hữu và đa tác dụng, là một trong những loài tre quen thuộc nhất đối với người dân các tỉnh phía Nam. Càng ngày người ta càng tìm ra nhiều giá trị sử dụng mới của lồ ô (làm đũa, làm ván sàn…). Vì vậy cần phải nghiên cứu, bảo vệ và phát triển loài tre có nhiều giá trị này. Đặc biệt chú ý khả năng gieo trồng bằng hạt của lồ ô để phát triển chúng trên qui mô lớn trong tương lai.

Hiện nay nhu cầu sử dụng lồ ô rất nhiều, nhưng việc quản lý còn nhiều lỏng lẻo, khai thác quá lượng cho phép, không đảm bảo vệ sinh sau khai thác… Tình trạng khai thác như hiện nay thì phải sau 10 năm rừng mới có thể phục hồi như ban đầu. Hơn nữa lượng măng cũng bị lấy quá mức cho phép. Vào mùa măng người dân vẫn tự do vào rừng lấy măng. Với các tác động trên, rừng lồ ô ngày càng cạn kiệt về số lượng, suy giảm về chất lượng; đó là chưa kể đến rừng còn bị xâm lấn để sử dụng vào mục đích khác.

Vì vậy đối với rừng lồ ô cần áp dụng các biện pháp sau:

– Cần quản lý chặt chẽ, khai thác hợp lý để đảm bảo tái sinh rừng, đáp ứng nhu cầu sử dụng lồ ô một cách lâu dài.
– Cần có quy hoạch vùng phát triển lồ ô, khoanh nuôi chăm sóc các rừng thứ sinh có lồ ô để tăng thêm diện tích, trữ lượng và chất lượng rừng.
– Tiến hành nghiên cứu kinh doanh lồ ô một cách khoa học hơn và xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, làm cơ sở cho công tác chỉ đạo sản xuất.

Bài viết trên đây là thông tin chia sẻ về cây lồ ô và những ứng dụng nổi bật của nó. Nếu mọi người cần tư vấn thêm hoặc có nhu cầu sử dụng nguyên liệu tre lồ ô hãy liên hệ đến Tre Trúc Vũ Thanh để được hỗ trợ miễn phí.

TRE TRÚC VŨ THANH

Tre Trúc Vũ Thanh chuyên cung cấp sản phẩm từ tre trúc như: tre trúc nguyên liệu, mành tre trúc, bình phong tre trúc, bàn ghế tre trúc, mê bồ, phên tre, cót ép tre, v.v. Dịch vụ thi công lắp đặt tận nơi, giao hàng 24h, hậu mãi chu đáo tại TP. Hồ Chí Minh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *