Tài nguyên tre Việt Nam: diện tích và trữ lượng thực tế

Rate this post

Cây tre Việt Nam là một loại tài nguyên thiên nhiên, sinh sản nhiều và trữ lượng lớn. Không những vậy, cây tre còn mang lại rất nhiều công dụng hữu ích cho cuộc sống của người dân Việt Nam, đi vào trong dân gian trở thành nét văn hóa đẹp, được bảo tồn và gìn giữ qua từng thế hệ. 

Vậy cây tre Việt Nam là gì và diện tích, trữ lượng thực tế của cây tre Việt Nam hiện nay ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết của Tre trúc Vũ Thanh để khám phá thêm nhé.

Tìm hiểu về cây tre Việt Nam
Tìm hiểu về cây tre Việt Nam

Việt Nam có địa hình phức tạp, nằm trong vành đai nóng, giầu nhiệt và ẩm, chịu ảnh hưởng rất lớn của chế độ gió mùa. Đặc điểm này đã ảnh hưởng đến tất cả các thành phần của tự nhiên từ lớp vỏ phong hoá mầu đỏ vàng giầu sắt và nhôm đến lớp thực bì. Vì vậy, tài nguyên thực vật rừng Việt Nam rất giầu về số lượng và phong phú về chủng loại. Ngoài trên 1000 loài cây gỗ lớn và nhỏ, Tre (gọi chung cho tất cả các loài thuộc họ Phụ Tre – Bambusoideae) là lâm sản đứng sau gỗ và có thể thay thế cho gỗ trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong tình trạng cây gỗ của rừng nước ta ngày càng cạn kiệt.

Tìm hiểu về cây tre Việt Nam 

Tre là một loại cây thuộc nhóm thực vật thân gỗ nhưng khác với những loại cây còn lại trong nhóm này, tre lại có phần thân dài, phân thành nhiều đốt và đặc biệt là phần thân rỗng. 

Tre đã xuất hiện tại Việt Nam từ rất lâu và là loại cây gắn liền với nhiều nét văn hóa dân gian độc đáo, đi vào trong ca dao, truyện cổ tích (Thánh Gióng), trở thành nguồn cảm hứng cho các tác phẩm văn học và đặc biệt, tre cũng là một nguồn nguyên liệu cực kì đa năng, có thể sáng tạo ra nhiều dụng cụ độc đáo. 

Sở dĩ cây tre gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam là bởi chúng có thể sinh sống ở bất cứ đâu, từ nơi trù phú màu mỡ trên mảnh đất khô cằn, vươn mình lên bao mặc kệ thời tiết khắc nghiệt giống như bản tính cần cù, chịu thương, chịu khó của người nông dân Việt Nam.

Hiện nay, nơi được trồng nhiều tre nhất tại nước ta phải kể đến các tỉnh thành như Thái Bình, Thanh Hóa, Nam Định,… 

>>> XEM THÊM: Ván ép tre là gì? Cônɡ dụnɡ và ɡiá bán củа tấm ɡỗ trе éр như thế nàо?

Cây tre Việt Nam có bao nhiêu loại? 

Hiện nay theo thống kê thì Việt Nam là quốc gia có diện tích trồng tre lớn thứ 4 thế giới với hơn 70 loại tre, hơn 190 loại của 26 chi tre trúc trên khắp mảnh đất hình chữ S nhưng hầu hết vẫn chưa được đặt tên. 

Cây tre Việt Nam có bao nhiêu loại?
Cây tre Việt Nam có bao nhiêu loại?

Tuổi thọ của cây tre Việt Nam 

Tre là loại cây có tuổi thọ khá cao, thông thường kéo dài từ 13 đến 15 năm ngoài ra, có những giống tre có thể tồn tại tới hàng chục năm. Chúng sinh sống và phát triển mạnh mẽ ở mọi vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam chính vì thế, tre trở thành nguồn nguyên liệu tiềm năng có thể thay thế gỗ trong tương lai tuy nhiên, cần có sự khai thác hợp lý để cây có thể cung cấp đủ sản lượng cũng như có đủ thời gian để phát triển. 

Hoa của tre có phải phương thức sinh sản của tre hay không? 

Cây tre Việt Nam là loại cây có hoa nhưng là hiện tượng rất hiếm gặp, thông thường khi tre sinh sống trong khoảng 60 đến 120 năm hoa tre có thể sẽ xuất hiện, Chính vì sự hiếm có đó cho nên hiện tượng tre nở hoa trở nên mơ hồ với nhiều người, dù vô cùng thân thuộc nhưng vẫn còn nhiều nghi ngờ, không biết cây tre thực sự có hoa hay là không. 

Cũng chính bởi là một hiện tượng hiếm gặp cho nên hoa tre không được xem là phương thức sinh sản của cây tre.

Kiểu sống và số lượng loài

Kiểu sống: Có thể chia làm 3 nhóm:

– Nhóm 1: Thân Tre mọc quần tụ thành khóm – thân ngầm dạng củ. Thân Tre mọc quần tụ thành khóm nhỏ liên kết với nhau bằng thân ngầm dạng roi – thân ngầm dạng củ dạng roi hỗn hợp.

– Nhóm 2: Thân Tre mọc tản từng cây – thân ngầm dạng roi. Thân Tre mọc quần tụ thành khóm nhỏ liên kết với nhau bằng thân ngầm dạng củ dài – thân ngầm dạng củ ngắn và dài hỗn hợp

– Nhóm 3: Thân Tre mọc quần tụ thành khóm nhỏ liên kết với nhau.

Số lượng loài: Theo nhiều tài liệu trước đây, Việt Nam có gần 20 chi, khoảng 150 loài tre. Trong các loài đã thu thập được cũng có khoảng 10 loài trong số 19 loài Tre ưu tiên cao để quốc tế có hành động. Có khoảng 6 loài trong 18 loài Tre khác được quốc tế ghi nhận là quan trọng.

Diện tích và trữ lượng thực tế của cây tre Việt Nam

Trữ lượng rừng tre tự nhiên 

Diện tích và trữ lượng thực tế của cây tre Việt Nam
Diện tích và trữ lượng thực tế của cây tre Việt Nam

Tài nguyên tre Việt Nam hiện nay khá dồi dào, sinh sống trên khắp mọi miền tổ quốc cho nên đây được xem như nguồn nguyên liệu quý hiếm để phục vụ sản xuất phát triển sau này. 

Theo số liệu năm 1999 của Ban chỉ đạo kiểm kê rừng trung ương thì tài nguyên rừng tre Việt Nam có khoảng 1.489.068 Ha, đây là con số không hề nhỏ, chiếm tới 4.53% diện tích của đất nước Việt Nam. 

Trong đó bao gồm 14,99 rừng tre tự nhiên có 8.304.693.000 cây, rừng thuận chiếm khoảng 8,36% với trữ lượng lớn là 5.853.091.000. 

Tiếp đó phải kể đến là rừng hỗn giao tre có trữ lượng 2.441.602.000 chiếm diện tích 6,63% tổng diện tích rừng tự nhiên và cuối cùng là rừng tre trồng chiếm khoảng 4,99 tổng diện tích rừng tự nhiên. 

Có thể thấy, trữ lượng tre tại Việt Nam vô cùng lớn tuy nhiên, con người cần biết khai thác phù hợp nếu không sẽ mang lại hậu quả vô cùng khó lường. 

Trữ lượng rừng tre trồng 

Trái ngược với diện tích rừng tre tự nhiên, rừng tre trồng ở Việt Nam lại có số lượng ít và khá khiêm tốn, chỉ có 73.516 Ha, chiếm 4,99% diên tích rừng trồng. 

Tiếp theo đó, trữ lượng tre tại rừng trồng chỉ chiếm khoảng 1,16% so với trữ lượng tr trong thế giới tự nhiên. Theo số liệu thống kê được thì chỉ có 96.074.000 cây tre trồng hiện nay. 

Do hiện nay, tre đang trở thành loại nguyên liệu tiềm năng, được săn đón ngày một lớn bởi chúng nó những công dụng tuyệt vời ở mọi lĩnh vực từ nội thất, làm dụng cụ nhà bếp, dụng cụ săn bắn thậm chí là ẩm thực, làm đẹp,… 

Trữ lượng rừng tre trồng
Trữ lượng rừng tre trồng

Với sự đa dạng về công dụng như thế thì sẽ đẩy cao nhu cầu sử dụng tre, những mô hình trồng tre nhỏ lẻ, hộ gia đình vẫn đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn những cây tre tự nhiêntrữ lượng tre trong tự nhiên

Trữ‌ ‌lượng‌ ‌và‌ ‌diện‌ ‌tích‌ ‌rừng‌ ‌tre‌ ‌theo‌ ‌thời‌ ‌gian‌

Theo số liệu kiểm kê, trữ lượng và diện tích rừng tre theo thời gian như sau:

Năm kiểm kêRừng tre tự nhiênRừng tre trồng
Diện tíchTrữ lượngDiện tíchTrữ lượng
1983395.7001.050.0004.084,746.300.97,1
1990498.6001.048.6006.022,343.700.47,1
1999626.331626.33173.51673.516.96,074

Trên thực tế có rất nhiều rừng gỗ sau khi được khai thác đã bị các rừng tre xâm lấn, trở thành rừng gỗ – tre. Tuy nhiên các loại cây lấy gỗ không ngừng được khai thác nên chỉ còn lại rừng thuần tre. Bên cạnh đó, việc khai thác, chặt phá tre bừa bãi, không có kế hoạch tái sinh cho tre nên nguồn tài nguyên tre Việt Nam ngày càng cạn kiệt. Thậm chí chỉ còn lại những vùng đất trống trơ trọi. Vì vậy sau mỗi lần kiểm kê, số lượng, diện tích, trữ lượng và chất lượng tre có sự biến động rõ rệt. Ngoài ra, không gian, vị trí, phân bố tre cũng có sự thay đổi.

Diện‌ ‌tích‌ ‌rừng‌ ‌tre‌ ‌và‌ ‌chi‌ ‌tre‌ ‌phân‌ ‌bổ‌ ‌theo‌ ‌vùng‌ ‌miền‌

Trong tài liệu Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên năm 2000 cho biết tài nguyên tre Việt Nam có 20 chi với tổng cộng 150 loài. Năm 1973 ban thực vật chí thuộc Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam đã tiến hành điều tra. Vùng được thực hiện là lưu vực sông Gâm, sông Lô và sông Chảy. Trong giai đoạn 1973 -1975 Vũ Dũng đã mở rộng phạm vi nghiên cứu về tre trên toàn miền Bắc. Kết quả cho thấy có 10 chi, 48 loài được chia thành 4 dạng, 2 thứ. Những đã không còn mẫu vật để nghiên cứu.

tre
Diện‌ ‌tích‌ ‌rừng‌ ‌tre‌ ‌và‌ ‌chi‌ ‌tre‌ ‌phân‌ ‌bổ‌ ‌theo‌ ‌vùng‌ ‌miền‌

Phòng Nghiên cứu Tài nguyên Thực vật (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã tiến hành nghiên cứu ở  tài nguyên tre Việt Nam 25 tỉnh thành. Thu được 190 mẫu vật của các loài tre và lưu giữ tại Viện. Giám định sơ bộ tên khoa học của tre được chia thành 13 chi với 37 loài (từ 62 trong 190 mẫu vật thu được). Trong những năm sau đó và đến nay, việc điều tra và giám định, phân loại tre vẫn đang được tiến hành.

Vùng phân bốTổng diện tíchRừng tự nhiênRừng trồng
Đông Bắc322.889176.449133.745
Tây Bắc108.38657.21842.503
ĐB Sông Hồng91800
Bắc Trung Bộ323.149172.99999.11
Tây Nguyên334.113210.343123.77
Duyên hải miền Trung30.03627.5192.517
Đông Nam Bộ370.404144.613225.686

Nguy cơ diệt chủng, hoạt động bảo tồn và nhập nội giống Tre

Một số loài Tre trúc quý hiếm nhưng không được quan tâm bảo vệ và phát triển có nguy cơ bị tiêu diệt như Trúc vuông (Chimonobambusa quadragularis (Fengi) Mackino), Trúc hoá long (Phyllostachys sp.) ở Cao Bằng, Trúc đen (Phylostachys nigra (Lodd) Munro) ở Hà Giang, Lào Cai. Tuy nhiên, hoạt động xây dựng vườn thực vật, vườn cây mẫu nói chung cũng đã có những kết quả nhất định cho việc bảo tồn ngoại vi các loài Tre như vườn sưu tập của Trung tâm Nghiên cứu Lâm sinh Cầu Hai (Phú Thọ) đã tập hợp được hơn 30 loài Tre, trong đó có những loài ở miền Nam mang ra hoặc Thái Lan mang về.

Những năm gần đây một số loài Tre trồng với mục đích lấy măng của Trung Quốc,Thái Lan đã được đưa vào trồng ở nhiều nơi góp phần làm giầu thêm thành phần loài Tre ở Việt Nam.

>>> XEM THÊM: Nội thất tre trúc là gì? Những món nội thất tre trúc thổi hồn Việt vào không gian

Hoạt động nghiên cứu, phổ biến kỹ thuật

* Nghiên cứu khoa học:

– Điều tra nghiên cứu cơ bản: Đối tượng Tre cũng đã được nhà nước quan tâm đầu tư điều tra về thành phần loài, đặc tính sinh học sinh thái học, thành phần hoá học, tính chất cơ học và vật lý thân Tre và đã có những kết quả nhất định phục vụ sản xuất.

– Nghiên cứu kỹ thuật lâm sinh: Về kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng, kỹ thuật khai thác… cho một số loài như Luồng Thanh Hoá, Trúc sào ở Cao Bằng, Diễn trứng ở Phú Thọ, Tre Tầu ở Đông Nam Bộ, Vầu đắng ở Hà Giang, Nứa lá nhỏ ở Tuyên Quang… nhiều kết quả nghiên cứu đã được xây dựng thành quy trình để chỉ đạo trong sản xuất.

– Nghiên cứu về chế biến Tre: Nghiên cứu ván ép cót, ván ép thanh, ván ép dăm… đã đưa vào sản xuất, sản phẩm được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

– Nghiên cứu bảo quản Tre: Nghiên cứu bảo quản chống sâu nấm phá hại, nghiên cứu bảo quản mầu sắc của Tre… để kéo dài tuổi thọ sử dụng và tăng thêm độ đẹp của sản phẩm đã có những kết quả nhất định.

tre 2
Hoạt động nghiên cứu, phổ biến kỹ thuật

* Ban hành quy trình kỹ thuật và tập huấn kỹ thuật:

Nhà nước cũng đã ban hành quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và Tre nứa (QPN14-92), quy trình tạm thời khai thác Tre, quy trình nhân giống luồng, quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác luồng…

Các địa phương cũng có những quy trình, hướng dẫn kỹ thuật như trồng Trúc ở Cao Bằng, trồng Tre tầu lấy măng ở TPHCM…

Trung ương, địa phương và các tổ chức kinh tế cũng đã mở nhiều lớp tập huấn hoặc phổ biến trên phương tiện thông tin đại chúng như kỹ thuật trồng Luồng, kỹ thuật trồng Tre nhập nội lấy măng… các hoạt động nghiên cứu và phổ biến kỹ thuật đã góp phần quan trọng trong việc quản lý, sử dụng và phát triển Tre.

Tài nguyên Tre ở nước ta có tiềm năng rất lớn cả ở rừng tự nhiên và rừng trồng. Tre sẽ là tài nguyên vô tận nếu quản lý, giữ gìn và sử dụng hợp lý rừng tự nhiên, có chủ trương và quy hoạch cho trồng rừng Tre. Những kết quả hoạt động trong thời gian qua đã góp phần tích cực đáp ứng nhu cầu cung cấp Tre ngày càng nhiều của thị trường trong nước và ngoài nước.

Bài viết trên được tổng hợp bởi đội ngũ Tre trúc Vũ Thanh, hi vọng quý bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích và tìm thấy lời giải đáp cho những thắc mắc của mình!  Như bạn đã biết cây tre đã trở thành một trong những nguyên vật liệu quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm, phát triển kinh tế. Đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng. Đừng ngại liên hệ đến Tre Trúc Vũ Thanh để được tư vấn, giải đáp miễn phí về các nguyên liệu từ tre trúc.

TRE TRÚC VŨ THANH

Tre Trúc Vũ Thanh chuyên cung cấp sản phẩm từ tre trúc như: tre trúc nguyên liệu, mành tre trúc, bình phong tre trúc, bàn ghế tre trúc, mê bồ, phên tre, cót ép tre, v.v. Dịch vụ thi công lắp đặt tận nơi, giao hàng 24h, hậu mãi chu đáo tại TP. Hồ Chí Minh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *