So sánh Cây Tre và cây Trúc có những đặc điểm gì dễ phân biệt?

Cây tre và cây trúc là hai loại cây gắn liền với lịch sử dân tộc Việt Nam ta từ những ngày dựng nước và giữ nước. Hai loại cây này cùng họ nên rất giống nhau bởi vậy nên khá khó trong việc phân biệt. Tuy nhiên để so sánh đặc điểm cây tre và cây trúc thì cũng có rất nhiều điều khác biệt để dễ nhận ra. Bài viết dưới đây của Tre Trúc Vũ Thanh sẽ so sánh cây tre và cây trúc một cách rõ ràng để các bạn có thể hiểu hơn và phân biệt được hai loại cây này.

Định nghĩa về cây tre và cây trúc

Cây tre là gì?

Tre là loài cây thuộc nhóm thực vật thân xanh. Chúng là cây thân gỗ, thuộc cây rễ chùm, cấu trúc thân dạng rỗng. Từ lâu, tre đã được xem như biểu tượng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Việt. Trong xã hội hiện đại, tre được ví như một loại “thép xanh” trong lĩnh vực xây dựng. Đem lại những công trình bền đẹp, thẩm mỹ mà rất kinh tế.

Đặc điểm của cây tre: 

Qua bề mặt hình thái chúng ta có thể rất dễ hình dung được tre như thế nào và nhận biết một cách dễ dàng. Mỗi bộ phận của cây tre đều có một công dụng rất tốt cho cuộc sống của chúng ta.

cay tre 3
Đặc điểm của cây tre

Thân tre

Thân ngầm mọc cụm: Đây là cách phát triển của một số loài điển hình như: Tre gai, Lồ ô, Hóp sào,.. thân có dạng hợp trục chia làm 2 phần là cổ thân ngầm và thân.

Thân ngầm tre mọc tản: Phần thân ngầm bò lan trong đất. Vì các măng mọc ra từ thân ngầm bò lan trong đất cho nên các thân khí sinh tre, trúc không cụm lại mà phân bố thưa trên đám rừng.

Thân khí sinh: bao gồm phần gốc thân và thân. Phần thân tre trên mặt đất có thể cao từ 1 – 20 m, đường kính từ 1 – 25 cm, thường hình tròn nhưng cũng có nhiều hình dạng đặc biệt.

Thân tre có rất nhiều công dụng từ dùng làm vũ khí đến vật liệu xây dựng. Được đánh giá là thép xanh trong thời đại mới. Có thể thay thế rất nhiều nguyên vật liệu khác.

Lá tre

Đây là cơ quan quang hợp của cây tre. Phân biệt lá rẻ dựa vào những đặc điểm như sau:

  • Phần lá tre không có lông tơ.
  • Lá của cây tre được cấu tạo có 2 phần: Bẹ lá, phiến lá.
  • Phần bẹ lá thường dài, có hình lòng máng, gắn chặt vào cành từ phần nối giữa bẹ lá và phiến lá là cuống lá, cuống lá thường ngắn chỉ vài mm, ngoài ra còn có tai lá, lưỡi lá.
  • Phần phiến lá có 3 – 5 đôi gân lá song song.

Lá tre tuy không có tác dụng gì nhiều nhưng đã giúp con người tạo thành một hàng rào từ nhiên chống thú rừng xâm hại làng từ xưa. Che bóng mát cho bao nhiêu làng quê,…

Rễ tre

Rễ tre là loại rễ chùm và mọc ra từ thân ngầm của tre giúp hút chất dinh dưỡng nuôi thân. Số lượng rễ ở phần thân khí sinh sẽ biến đổi theo điều kiện đất và kích thước, tuổi của thân khí sinh. ở đây tập trung rất nhiều rễ cây.

Khi thân khí sinh đã già > 6 tuổi thì số lượng rễ và lông hút của nó cũng giảm đi.

Có chiều dài khoảng 70cm khi mọc ở phần đốt thân ngầm.

Rễ được sinh trưởng từ phần gốc của một cây măng

Rễ tre rất vững chắc giúp tre có thể đứng vững trong giông bão.

Hoa tre

Hoa tre khi đạt tuổi trưởng thành sẽ bắt đầu hình thành. Có dạng bông màu vàng nhạt, nhị hoa mang bao phấn màu vàng tươi. Sau khi tàn sẽ hình thành quả, nhỏ bằng hạt thóc và có thể phát tán nhờ vào động vật để mọc thành cây con.

Cây trúc

Trúc là một trong 4 loài cây tứ quý theo quan niệm của người Việt. Nó thuộc về quy phạm nghệ thuật chơi cây cảnh gồm có tùng – cúc – trúc – mai. Hình ảnh cây trúc gắn liền với biểu tượng cao quý và thanh cao của con người. Là biểu tượng của sự kiên định, vững vàng, luôn nỗ lực vượt qua mọi nghịch cảnh.

cay tre 1
Đặc điểm hình thái của cây trúc

Đặc điểm hình thái của cây trúc 

Thân

Thân cây trúc phát triển thẳng đứng với các lóng liền nhau. Độ cao cây trung bình khi trưởng thành đạt từ 3m – 7m, đường kính khoảng 2cm – 5cm. Đây là loài cây thân thảo, cấu tạo ruột rỗng, vách mỏng nhưng có độ dẻo dai rất cao.

Lá các loài trúc đều giống với lá tre nhưng có thể phân biệt được bởi lá trúc có phiến thon và ngắn hơn lá tre. Ngoài ra xung quanh viền lá còn có những gai nhỏ, sờ vào khá nhám tay.

Rễ trúc

Cây trúc là loại cây rễ chùm. Bộ rễ có rất nhiều rễ nhỏ có rất nhiều lông mao hút và khả năng bám dính rất tốt. Loại cây này có thể dễ dàng thích nghi và phát triển tươi tốt ở nhiều điều kiện khác nhau.

Hoa

Hoa trúc mọc ra từ các cành ngoài cùng. Hoa chỉ nở khi cây về già và không có mùi đặc trưng. Hoa trúc thường có màu vàng hoặc màu trắng.

Điểm giống nhau giữa cây tre và cây trúc

Điểm giống nhau giữa cây tre và cây trúc
Điểm giống nhau giữa cây tre và cây trúc

Nguồn gốc

Nguồn gốc cây tre và cây trúc chưa được khẳng định nhưng chúng đã tồn tại từ rất lâu đời, gắn với lịch sử Việt Nam, từ xa xưa cha ông ta đã biết dùng tre, trúc để làm các vật dụng phục vụ đời sống. Hai loại cây này xuất hiện phổ biến ở những vùng nhiệt đới ẩm với khí hậu ôn đới ấm áp.

Đặc điểm cấu tạo

Cây tre và cây trúc đều là loài cây có thân nhỏ, dài màu xanh với lá thuôn dài. Các loại cây này thường mọc thành cụm nhiều cây, không đứng đơn lẻ.

Điểm khác biệt giữa cây tre và cây trúc

Đặc điểm nhận diện bên ngoài

Thân tre mọc ngầm thành cụm và phân thành nhiều đốt trên thân, bên trong rỗng. Trên thân có nhiều mấu ngang từ đó phát triển ra các cành non và lá tre. Lá tre thuôn dài, không có lông tơ và mọc nhiều ở phần ngọn cây, rũ dần xuống tạo nên tán rộng có thể tre bóng mát.

Phần phiến lá có vài đường gân chạy song song. Rễ của cây tre thuộc loại rễ chùm mọc dài ra từ thân ngầm của tre, rễ tre giúp hút các chất dinh dưỡng từ đất để nuôi cây. Rễ tre được sinh trưởng nên từ phần gốc của một cây măng và có thể bám trụ rất vững chắc giúp cây bền bỉ trước giông bão.

Cây trúc có đặc điểm bên ngoài khác cây tre ở một vài điểm. Loại cây này thường mọc theo từng bụi và thân cây trúc khá nhỏ. Cành của cây trúc cũng nhỏ mảnh và mềm mại, uyển chuyển. Dáng cây trúc mảnh đẹp và dễ tạo dáng nên thường được dùng làm cây cảnh. Vỏ thân cây trúc mượt và óng. 

>>Xem thêm: Kinh nghiệm chọn mua chiếu trúc chất lượng tốt

Sự khác nhau về công dụng Cây tre

Trong xây dựng, cây tre chính là một loại gỗ bền chắc tạo nên những căn nhà có độ bền bỉ tương đối, trước kia người Việt mình đã dùng tre để dựng nhà rất nhiều. Ngoài việc dựng nhà thì tre cũng là một vật liệu để tạo nên những công trình và đồ gia dụng có độ bền bỉ, dẻo dai và tính thẩm mỹ khá cao. Những công trình được xây dựng bằng chất liệu tre tạo nên phong cách mang đậm vẻ thiên nhiên, hài hòa và thanh cảnh. 

Cây tre Ngà
Cây tre Ngà

Trong thủ công mỹ nghệ, tre cũng được sử dụng làm vật liệu sạch gần gũi với thiên nhiên, chưa bao giờ là lỗi thời. Các làng nghề thủ công mây tre đan hiện nay vẫn rất phát triển và được ưa chuộng như tủ tre, giường tre, giỏ tre, bàn ghế tre,…. 

Theo những tri thức và kinh nghiệm dân gian, lá tre có mang dược tính và có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Bởi vậy nên trong nhiều bài thuốc Nam có đưa thành phần lá che vào với công dụng tốt giúp giải cảm. Ngoài ra, măng tre là loại thân tre khi còn non được sử dụng làm một món ăn đặc trưng rất thơm ngon và được ưa chuộng, có thể dùng để chế biến, phơi khô hoặc ngâm măng muối ớt đều là những món ngon hấp dẫn.

Hơn thế nữa, với nền nông nghiệp phát triển của đất nước ta, tre gắn liền với nền văn hóa lúa nước. Tre được sử dụng để làm cán cuốc, cán xẻng, rổ, giá, mẹt,… Dù với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp, các sản phẩm bằng tre đã được thay thế nhiều bằng các vật liệu khác, tuy nhiên chất liệu này vẫn luôn chiếm một vị trí và vai trò đặc trưng không thể mất đi.

Sự khác nhau về công dụng Cây trúc

Cây trúc khác cây tre trong công dụng. Trúc là một loại cây có tính thẩm mỹ cao, bởi vậy nó thường được dùng phổ biến làm các cây cảnh, hướng đến các giá trị thẩm mỹ và văn hóa tâm linh. Loại cây này mang màu xanh nhẹ nhàng, thanh mát và mềm mải, dẻo dai hơn thế nữa còn dễ trồng và dễ sống. Cây trúc được dùng nhiều trong trang trí nội thất, làm nên vẻ đẹp thanh cảnh cho khuôn viên những ngôi nhà vườn, làm hàng rào, tạo nên cảnh quan trong lành nơi công cộng. Trúc còn được sử dụng trong các khu du lịch, rerort, nhà hàng, khách sạn để tăng tính tươi mát, tạo không gian mang hướng thiên nhiên.

Đặc biệt là với quan niệm tâm linh, trong phong thủy, cây trúc còn là loại cây có khả năng làm cân bằng âm dương, xua tan tà khí. Khi trồng cây này quanh nhà sẽ giúp cho gia chủ luôn được bình an, phát đạt.

Ngoài ra, trong trang trí kiến trúc, cây trúc còn là vật liệu để làm các sản phẩm từ cây trúc khô mang tính thẩm mỹ cao, làm vật dụng đựng đồ trong nhà được rất nhiều khách hàng ưa chuộng với tính độc đáo.

Trên đây là những so sánh về cây tre và cây trúc chi tiết và cụ thể. Mong rằng với bài chia sẻ này, các bạn đã hiểu hơn về hai loại cây đặc trưng với nhiều công dụng này và có thể dễ dàng phân biệt cây tre và cây trúc.

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *