Nhà sàn Tây Nguyên – Bản sắc của đồng bào dân tộc vùng cao

Rate this post

Đến với miền cao nói chung và Tây Nguyên nói riêng, bạn sẽ không thể không bắt gặp hình ảnh nổi bật những ngôi nhà sàn, bởi đây là một vẻ đẹp, một bản sắc của đồng bào dân tộc nơi đây. Không chỉ có vẻ ngoài mộc mạc, đơn sơ đến từ chất liệu bằng gỗ tự nhiên mà nhà sàn Tây Nguyên còn có những kiến trúc đặc sắc và có cả những chức năng thú vị. Để tìm hiểu thêm mời bạn cùng Tre Trúc Vũ Thanh tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm nhà sàn Tây Nguyên
Đặc điểm nhà sàn Tây Nguyên

Đặc điểm nhà sàn Tây Nguyên

Chỉ cần quan sát về vẻ ngoài của ngôi nhà là bạn có thể hình dung được những chất liệu thô sơ và hoàn toàn đến từ thiên nhiên như là gỗ, tre nứa, lá tranh, … và để tạo được một ngôi nhà mang đậm bản sắc hoàn chỉnh thì những thiết kế và xây dựng đều có sự đóng góp của gia chủ và những người trong cộng đồng dân tộc.

Xét về những kiến trúc thì mỗi một dân tộc se có những bản sắc và thiết kế đặc trưng riêng không có sự sao chép. Tuy khác về những thiết kế và cấu trúc của căn nhà nhưng về cơ bản như chất liệu và những lợi ích theo mùa như ấm áp vào đông và mát mẻ vào hè thì căn nhà sàn nào cũng có.

Như vậy, nhìn chung chất liệu nhà sàn Tây Nguyên là bằng gỗ tự nhiên và các chất kết dính. Thậm chí, để tạo hình hay thiết kế ngôi nhà cũng chỉ cần những công cụ đơn giản như cưa và rìu cùng với sự hợp sức của mọi người trong bản. Chỉ như vậy, gia chủ đã có thể tạo ra và sở hữu một căn nhà đậm đà bản sắc dân tộc và nét đẹp văn hóa Tây Nguyên. 

Chức năng

Không chỉ có vẻ đẹp và sự độc đáo trong thẩm mỹ mà thiết kế của nhà sàn Tây Nguyên còn đem lại những chức năng riêng biệt.

Thời tiết và khí hậu của Tây Nguyên tương đối khắc nghiệt nên thiết kế về hướng nhà thường theo hướng Bắc – Nam để không bị nắng hắt chiếu vào. 

Hơn nữa, đồng bào dân tộc thường có rất nhiều những buổi sinh hoạt chung cộng đồng và đây cũng là nơi họp bàn và tổ chức những buổi lễ quan trọng nên các gian nhà thường sẽ rất rộng rãi, thoáng để đáp ứng phù hợp. Sau mỗi mùa vụ, đây cũng là nơi lý tưởng để làm nơi bảo quản và chứa lương thực, thực phẩm.

Chức năng
Chức năng

>> Xem thêm:: Sản phẩm tre trúc

Phân loại nhà sàn Tây Nguyên theo mức độ kiên cố

Nhóm nhà sàn thuộc dạng kiên cố

nha san 8
Nhóm nhà sàn thuộc dạng kiên cố

Nhóm nhà sàn dạng kiên cố thường là người Sê đăng, Jrai hay Êđê sinh sống, đặc điểm của dạng kiến trúc này là cột nhà đều được người dân lựa chọn từ những thân cây gỗ lớn, sàn thường được làm rất cao. Điều này giúp cho người dân an toàn và tránh được sự thú dữ trong rừng xâm nhập.

Nhóm nhà sàn thuộc dạng bán kiên cố

Nhóm nhà sàn dạng bán kiên cố còn được gọi là nhà mu rùa, những ngôi nhà này thường của các tộc người Jẻ, Catu, Mnâm, Ka Dong… Người dân sử dụng cột bằng các cây gỗ loại vừa kiên cố nhà ở.

nha san 9
Nhóm nhà sàn thuộc dạng bán kiên cố

Nhà thường sẽ là mái tranh và được thiết kế như hình Ovan, có hai kiểu đầu mái là gỗ nhọn tượng trưng cho sừng trâu. Sàn nhà thường thấp và được lợp bởi những tấm ván lâu đời.

Nhóm nhà sàn tạm

Nhóm nhà sàn tạm hay còn được gọi là nhà vòm, được thiết kế cho nhóm người dân tộc phía Nam Tây Nguyên ở như: Stieng, Mnông… Do đặc trưng về tập quán du dân nên nhà sàn đều được thiết kế dạng nhà trệt bằng các vật liệu không được bền chắc, các cột nhà chỉ được làm tạm bợ bằng các loại cây nhỏ bằng bắp tau.

Điểm đặc biệt là mái nhà sàn tạm được lợp tranh và rủ xuống sát mặt đất. Nhà có hai cửa ra vào và thiết kế hình Ovan.

Phân loại nhà sàn Tây Nguyên theo nhóm ngôn ngữ

Kiến trúc Sàn Tây Nguyên nhà dài Êđê, Jrai (nhóm ngôn ngữ Nam Đảo)

Nhà sàn Tây Nguyên của nhà dài Êđê, Jrai thường dài dưới 10m và rộng khoảng 3m. Đặc điểm nổi bật của nhà sàn của quần thể này là tầng cao thường cách mặt đất 0,6-0,8m, tầng dưới chủ yếu để chứa củi.

Nhà dài là một công trình kiến ​​trúc độc đáo của người Êđê, Jrai, phân bố chủ yếu ở phía đông nam của tỉnh. Ngôi nhà không chỉ là nơi sinh hoạt của gia đình mà còn là nơi hội họp khi cần giải quyết việc của làng (nhà của già làng, trưởng bản). Các hoạt động gặp gỡ này thường diễn ra trong gian khách.

nha san 10
Kiến trúc Sàn Tây Nguyên nhà dài Êđê, Jrai (nhóm ngôn ngữ Nam Đảo)

Khi làm nhà dài, người Jrai thường dùng cây gỗ để làm cột, kèo, ván sàn, sử dụng cỏ tranh lợp mái nhà, tre, nứa dùng để làm vách… Điểm nhấn kiến ​​trúc của nhà dài bộ tộc Jrai là cầu thang. Mỗi ngôi nhà dài có một cầu thang chính ở đầu hồi chính của ngôi nhà và một cầu thang phụ ở phía sau. Họ làm những cầu thang phụ khác để đi lên và xuống cửa phụ khi đang làm việc hoặc thực hiện các nghi lễ thờ cúng. Loại cầu thang này rất dễ làm chỉ bằng những đoạn tre hoặc cây nhỏ.

Đầu cầu thang có phần cong và mềm mại, có hình dạng giống như hai bầu vú, cánh hoa hay vầng trăng. Những họa tiết này được xem là biểu tượng cho sức mạnh và quyền uy của phụ nữ trong văn hóa mẫu hệ của người Jrai.

Kiến trúc Nhà Sê Đăng ( nhóm ngôn ngữ Nam Á )

Nhà Sê Đăng có từ 8 đến 10 cây cột, tùy thuộc vào kích thước của ngôi nhà. Các hệ thống cột được liên kết với nhau bằng các “đà” gỗ, các thanh xà được bố trí đều trên một mặt phẳng và có chức năng làm bệ đỡ trên sàn. Cột chính liên kết với cột phụ bằng các kèo.

Sàn nhà Sê Đăng thường được làm bằng cây tre lồ ô. Cây lồ ô được người dân chặt với chiều dài phù hợp với chiều dài ngôi nhà, sau đó vật liệu này được đập dập và trải cố định thành sàn nhà.

Vách nhà là các tấm gỗ được cưa mỏng dựng san sát nhau, đóng dựng bao quanh nhà. Cửa nhà mở về phía trước, và có một khu vườn rộng lớn ở đó. Cầu thang lên xuống nhà được làm bằng những thân gỗ lớn, nhà có kết cấu gồm 2 mái chính lợp bằng cỏ tranh hay lá mây được dân bỏ nhỏ đặt san sát nhau thành từng hàng và xếp dần lên trên đỉnh tạo thành mái che nắng mưa hàng ngày.

Trong nhà Sê Đăng, bạn có thể thấy những bức tượng gỗ và hoa văn chạm nổi với các họa tiết như hoa Pơ lang, chim muông và hoa gạo. Người dân Sê Đăng chỉ sử dụng ba màu: trắng, đen và đỏ với quan niệm cho rằng màu đen tượng trưng cho tà ma, màu trắng tượng trưng cho lòng trung thành và màu đỏ tượng trưng cho chiến thắng.

Kiến trúc của nhà sàn Tây Nguyên

Kiến trúc độc đáo của nhà sàn Tây Nguyên được đến từ những yếu tố như về chất liệu, kết cấu và những vẻ đẹp đặc trưng hòa hợp tạo thành.

Chất liệu nhà sàn Tây Nguyên

Như đã đề cập, chất liệu tạo thành môi ngôi nhà sàn Tây Nguyên là hoàn toàn đến từ tự nhiên và thậm chí những công cụ sử dụng trong xây dựng căn nhà cũng rất đơn giản và mộc mạc. 

Chủ yếu trong việc tạo ra một ngôi nhà sàn Tây Nguyên là nhờ vào những sự đóng góp công sức của cộng đồng dân tộc hợp sức tạo thành. 

Chính vì vậy, ngôi nhà được thừa hưởng tính chất tự nhiên của gỗ rừng thích nghi với điều kiện thời tiết, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. 

Việc hoàn toàn sử dụng chất liệu bằng gỗ đến từ thiên nhiên là một trong những nét sáng tạo của đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên. 

Kết cấu nhà sàn Tây Nguyên

Với lối sống nhiều thế hệ nên không gian sinh hoạt trong căn nhà sẽ cần đảm bảo về độ rộng rãi và thoáng, thường nhà sàn Tây Nguyên tùy theo gia đình sẽ được thiết kế từ 3-7 gian. Tùy vào lượng gian của mỗi căn nhà sàn thì độ rộng sẽ dao động từ 5.6 đến 7m và một gian sẽ có động rộng tầm 3m.

Kết cấu nhà sàn Tây Nguyên
Kết cấu nhà sàn Tây Nguyên

Các cột, kèo sẽ thường chồng và đặt lên nhau, ghép mấu để tạo độ vững chãi cho căn nhà và thường đường kính các cột sẽ khoảng từ 35-40cm. 

Bên cạnh đó, điểm nổi bật về kết cấu là phần cầu thang và mái nhà, cầu thang của nhà sàn là chính những thân cây lớn, chắc chắn và được tạo những bậc thang thủ công trực tiếp lên thân cây. Mái nhà thường được sử dụng là mái tranh, tuy nhiên với sự phát triển mái nhà có thể được thay thế bằng các loại mái khác phù hợp với nhu cầu của gia đình

Vẻ đẹp đặc trưng của nhà sàn Tây Nguyên

Vẻ đẹp nổi bật đến từ những hoa văn và điêu khắc trong nhà, những biểu tượng chạm khắc như mặt trăng khuyết và đôi bầu vú có ý nghĩa rất thiêng liêng và cao cả là sự nuôi dưỡng của bậc sinh thành. 

Bên cạnh đó, biểu tượng con rùa là tượng trưng cho sự trường tồn và vĩnh cửu, những ước mong, hy vọng về một cuộc sống ấm no hạnh phúc cũng được biểu đạt qua những nét hoa văn như chim, mặt trời, …

>>> Xem thêm: Hướng dẫn bạn cách làm vách ngăn bằng tre trúc đơn giản và dễ dàng

Cách để phân loại nhà sàn Tây Nguyên dựa vào độ chắc chắn

Nhà sàn vững chãi và kiên cố: Đặc điểm nổi bật chính là những cột nhà gỗ lớn và cao, điều này giúp cho căn nhà có độ cao lớn và mục đích nhằm để bảo vệ cho sự an toàn của người dân, tránh khỏi sự nguy hiểm đến từ thú dữ.

Nhà sàn bán kiên cố :Nhà sàn bán kiên cố cũng có những cột nhà chắc tuy nhiên nó lại được làm từ những cây gỗ loại vừa. Mái nhà thường là mái tranh và có hai kiểu đầu mái là gỗ nhọn, có ý nghĩa tượng trưng là sừng trâu. 

Cách để phân loại nhà sàn Tây Nguyên dựa vào độ chắc chắn
Cách để phân loại nhà sàn Tây Nguyên dựa vào độ chắc chắn

Nhà sàn tạm: Hay còn gọi là nhà vòm, và dựa vào những đặc tính du dân của một số dân tộc nên những căn nhà sẽ là nơi tạm và thiết kế là nhà trệt và những vật liệu sẽ không có độ bền chắc cao. Đặc biệt, là mái nhà sàn tạm sẽ là lớp tranh và có độ rủ sát với mặt đất.

Hy vọng những thông tin về đặc điểm kiến trúc nhà sàn Tây Nguyên sẽ giúp bạn có cái nhìn trực quan hơn về lối kiến trúc đặc biệt này. Hãy liên hệ với thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ thêm các thông tin nhà sàn mới nhất nhé!

Thông tin liên hệ

Hotline: 0917 52 16 39

Email: cualuoinhat@gmail.com

TRE TRÚC VŨ THANH

Tre Trúc Vũ Thanh chuyên cung cấp sản phẩm từ tre trúc như: tre trúc nguyên liệu, mành tre trúc, bình phong tre trúc, bàn ghế tre trúc, mê bồ, phên tre, cót ép tre, v.v. Dịch vụ thi công lắp đặt tận nơi, giao hàng 24h, hậu mãi chu đáo tại TP. Hồ Chí Minh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *