Nhà Rông là mô hình nhà truyền thống của các dân tộc ở Tây Nguyên gắn với lịch sử cư trú lâu đời và văn hóa của người dân nơi đây. Đặc điểm kiến trúc và kết cấu nhà Rông Tây Nguyên phải thể hiện tinh thần là ngôi nhà chung của dân làng, là biểu tượng của đại ngàn. Xây dựng nhà Rông có giá trị thẩm mĩ cao và vững chắc về kết cấu là vấn đề không dễ dàng như xây các mẫu biệt thự đẹp. Để biết hơn về Nhà Rông hãy cùng Tre Trúc Vũ Thanh tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Nhà rông là gì?
Nhà rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng, đây là ngôi nhà cộng đồng, dùng làm nơi tụ họp của dân dàng trong các buôn làng trên Tây Nguyên. Nhà Rông chỉ có ở những buôn làng người dân tộc như Gia Rai, Ba na…ở phía Bác Tây Nguyên, đặc biệt là ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum.
Nhà Rông là một sản phẩm kiến trúc phi vật thể truyền thống của dân tộc ta đã được những người dân tộc lưu giữa lại từ bao đời nay, tuy qua thời gian đã không ít mai một nhưng về cơ bản vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Mặc dù không biết mô hình kết cấu nhà Rông Tây Nguyên đã xuất hiện từ khi nào nhưng khi mới thành lập làng những người dân tộc không quên xây dựng cho mình một ngôi nhà chung, giống như nhà văn hóa của dân làng người Kinh vậy.
Thông tin sơ bộ về Nhà Rông Tây Nguyên
Trong những thành tố làm nên bản sắc văn hóa Tây Nguyên thì nhà Rông giữ một vai trò quan trọng. Quan trọng bởi bên cạnh những giá trị vật chất nó là nơi ẩn chứa những tần văn hóa tâm linh rất bền vững của cư dân Tây Nguyên. Mà không chỉ là tâm linh, nó là máu, mồ hôi, nước mắt, là vinh quang kiêu hãnh, là dự báo của những ước vọng cao cả của con người trước thiên nhiên, vũ trụ. Là sự thể hiện tình đoàn kết, gắn kết keo sơn của con người Tây nguyên cũng như người dân Việt Nam sẽ không mai một.

Người ta đánh giá sự hùng mạnh trù phú của một làng Tây Nguyên qua kích thước, kết cấu nhà Rông Tây Nguyên. Nhà Rông chỉ gắn với làng, không có nhà Rông cấp tỉnh, cấp huyện hoặc nhà Rông liên làng bởi nó gắn với sinh hoạt và tín ngưỡng của một cộng đồng cư dân nhất định. Xưa kia đã là làng Tây Nguyên, thì phải có nhà Rông.

Nhà Rông Tây Nguyên rất hiện thực mà cũng rất huyền ảo. Nhà Rông là một thiết chế văn hóa tiêu biểu độc đáo có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tinh thần và đời sống xã hội và trong tín ngưỡng tâm linh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nó là một di sản quý cho hôm nay và mai sau. Giữ được nguyên vẹn kiến trúc và kết cấu nhà Rông Tây Nguyên như giữ được “trái tim” của làng nơi cất giữ những huyền thoại trong sử thi cổ cũng là nơi nhen nhóm lửa sáng tạo những “huyền thoại mới” bên cạnh những sử thi lẫy lừng. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên sẽ giữ được cho mình một đời sống tinh thần phong phú và đa rạng, bắt rễ sâu vào truyền thống nhưng cũng vươn tới những giá trị mới phù hợp với xu thế phát triển đi lên của xã hội.
>>> XEM THÊM: Tre trúc Vũ Thanh với các sản phẩm độc đáo
Kiến trúc xây dựng mang đậm nét đặc sắc của nền văn hóa Tây Nguyên
Vị trí địa lý thích hợp xây dựng Nhà Rông
Nhà Rông là một nét văn hóa rất quan trọng đối với mọi người ở Tây Nguyên. Vì vậy, việc xây dựng Nhà Rông rất thiêng liêng đối với họ. Trong đó, vị trí của Nhà Rông được coi là yếu tố quan trọng nhất của công trình.
Ngoài ra, các nghi lễ xây dựng cũng bị ảnh hưởng. Do tính chất của lễ, lễ dựng đình phải do những già làng tài giỏi nhất đảm nhiệm.

Yếu tố quan trọng về vị trí xây dựng của Nhà Rông
- Ở trên cao, trời mát khi nắng và ấm khi mưa.
- Nhà Rông cũng có thể được nhìn thấy từ đường chính, nơi chắc hẳn được xây dựng ở giữa làng.
- Nên thuận tiện cho mọi người di chuyển đến nơi này.
- Nó phải bằng phẳng và đủ rộng để chứa ít nhất hai đến ba lần dân số của làng.
Nhà Rông nên xây dựng bằng gỗ gì
Cùng với tre, mây, nứa, lá và cỏ tranh, gỗ là vật liệu chính của nhà rông. Hầu hết các vật liệu xây dựng Nhà Rông đều lấy từ rừng.Ngay cả việc vào rừng lấy gỗ cũng được các già làng tính toán với độ chính xác cao nhất. Đầu tiên, làng chọn ra hai người khác khỏe mạnh, nhanh nhẹn và tháo vát để nhóm gỗ cùng nhóm.
Khi khởi hành, họ phải chuẩn bị đủ lương thực và vật dụng cho chín ngày trong rừng để lấy gỗ. Khi phát hiện khu rừng có nhiều gỗ tốt, cả nhóm dừng lại, dừng lại, giơ rìu và hú hét ầm ĩ. Ngày hôm sau họ đến và lấy đủ gỗ.
Vào tháng 10 âm lịch, họ chọn ngày để xây dựng nhà rông. Vào ngày này, làng tổ chức các nghi lễ cúng bái, hát bội. Hoạt động này được thiết kế để kỷ niệm sự khởi đầu của một cuộc sống mới trong gia đình rông.
Không gian của nhà Rông với hình dạng nổi bật
Dài khoảng 10m, rộng hơn 4m, cao từ 15-16m. Không sử dụng sắt hoặc thép, các đường nối với nhau được cắt cẩn thận và bó lại bằng mây hoặc tre. Mái nhà là kiểu mái kép, trên đỉnh dốc mọc lên một đôi sừng. Một dải trang trí đặc biệt chạy dọc theo trục nóng.

Tre lá, tre bện thường được ghép trên mặt đất. Giữa nhà có lan can. Lan can này là thứ hỗ trợ các chai rượu khi làng tổ chức lễ hội. Ngoài ra, cột trụ trung tâm được trang trí tinh xảo và chạm khắc hình ngôi sao tám cánh, tượng, chim, và hình người bằng sừng trâu nước.
Thiết kế nhà Rông mang đậm nét đặc sắc Tây Nguyên
Đối với cầu thang, nhà Rông thường được cắt bỏ từ 7 đến 9 bậc. Cách trang trí ở đầu cầu thang ở mỗi dân tộc là khác nhau. Ví dụ, Gia Rai trang trí hình quả bầu, Bà Nà trang trí ngọn cây ngò gai.
Ở Tây Nguyên, có hai loại nhà Rông: nhà Rông đực (trống), và nhà rông cái (mái).
- Nhà Rông đực (trống) theo tiếng Jrai thường được gọi là Rông tơ nao với mái lớn cao chót vót. Một số ngôi nhà cao 30 mét. Căn nhà trống của nhà Rông được trang trí rất cầu kỳ.
- Rông Ana hay Nhà Rông mái, có mái thấp hơn và nhỏ hơn. Hình thức bên ngoài và bên trong đơn giản hơn.
Việc xây dựng nhà họp Tây Nguyên với các cột được ghép theo kiểu cột kèo. Một chân đế bao gồm 10 đến 14 cột nâng đỡ toàn bộ sàn và mái. “Nhà chòi” có bậc tam cấp gồm 8 trụ chính và 2-6 trụ phụ.
Nhà Rông ở Tây Nguyên thường đông, theo người dân, họ Rông càng lớn thì làng càng giàu có, sung túc.
>>> XEM THÊM: Cách tạo ra vách ngăn bằng tre trúc đơn giản và dễ dàng

Kỹ thuật xây dựng tạo nên kết cấu nhà rông tây nguyên vững chắc và giá trị thẩm mĩ cao
Kỹ thuật thiết kế và xây dựng nhà rộng là một kinh nghiệm quý báu không phải làng nào cũng có nhiều người làm được. Nó thường do một số nghệ nhân nắm giữ, trao quyền trong dòng tộc nhằm thể hiện vai trò với cộng đồng.
Trước hết đó là cách ước lượng các tỷ lệ phù hợp trong kết cấu nhà Rông Tây Nguyên, phương pháp hoàn toàn thủ công nhưng tính khoa học lại cực kỳ chính xác. Chẳng hạn tỷ lệ tối ưu chiều cao và chiều rộng để đạt đến sự thanh thoát và vững chãi, cách tạo vòng elip cho phần mái để hạn chế lực cản của gió, chiều cao của sàn nhà so với mặt bằng khu đất.

Trước khi dựng nhà Rông, điều mà các nghệ nhân quan tâm nhất không phải chiều cao hay số lượng cột mà là chiều dài. Chỉ cần con số này, họ sẽ suy ra kích thước toàn bộ nhà rông… Giả dụ chiều dài của một nhà rông sắp dựng là 8m thì các kích thước này sẽ được suy ra như sau: Chiều cao từ mặt đất lên sàn: 1.5m; chiều rộng 2 đầu là 4m; chiều cao từ nóc xuống mặt đất 8m và độ dài của mỗi mái bằng 2/3 kích thước chiều rộng nhất của bề ngang…
Kiến trúc và đặc điểm kết cấu nhà Rông Tây Nguyên là tổng hợp các loại hình nghệ thuật: điêu khắc, hội họa, trang trí… trên chất liệu chủ đạo thiên nhiên như gỗ, tranh, tre, nứa, lá vốn thân thuộc trong cuộc sống mỗi ngày của các nghệ nhân.

Việc chỉ sử dụng các công cụ đơn giản như rìu, xà gạt để thi công nên thoạt nhìn các chi tiết có vẻ mộc mạc, thô ráp nhưng lại ẩn chứa sự tinh tế, hài hòa một cách tự nhiên.
Đặc biệt trong kỹ thuật xây dựng nhà Rông truyền thống, ngoài các đầu cột chính, xà đỡ sàn có khoét ngàm ốp vào nhau. Còn lại hầu hết các chi tiết đều được kết nối bằng dây buộc khéo léo, giàu chất thẩm mỹ, chắc chắn, đối xứng nhằm triệt tiêu sự xô lệch của gió về một chiều.
Những Hoạt Động Văn Hóa Ở Nhà Rông
Hoạt Động Văn Hóa Xã Hội
Người dân mọi buôn làng đều rất coi trọng nhà rông. Hay nó còn được nhân hóa làm “trái tim” của làng. Bởi nó là biểu tượng quyền lực cho cả làng. Đây là nơi người dân được tụ họp, là nơi mọi người được gắn kết với nhau. Các lễ hội lớn, nhỏ như lễ hội như uống rượu cần, lễ hội nước giọt làng Kon Trang Lon Loi,… càng làm cho bản sắc văn hóa nhà Rông trở nên thú vị hơn.

Không những vậy khách quý đến thăm đều được tiếp đãi ở đây. Thường thì các hoạt động về văn hóa ở đây rất đa dạng. Nó có thể là hát dân ca, dạy đánh cồng chiêng, hay dạy làm đàn, sáo,…
Hoạt Động Về Tâm Linh
Ngôi nhà chính là cái nôi văn hóa của buôn làng. Nhưng nó cũng mang trong mình biểu tượng thiêng liêng. Ngay từ mái nhà đã mang hơi thở và tâm hồn của mảnh đất Tây Nguyên. Buôn làng cho rằng nhà rông là nơi hút khí thiêng đất trời. Nó mang biểu tượng giúp cho người dân có một cuộc sống sung túc. Đó là lý do mà bên trong ngôi nhà được treo các dụng cụ săn bắt. Họ quan niệm thần linh sẽ trú ngụ vào sừng trâu hay những bộ xương của con vật. Bắt gặp nhà rông ta sẽ bắt gặp hình ảnh cây nêu. Chắc hẳn ai cũng biết sự tích cây nêu rồi. Nó là biểu tượng xua đuổi ma quỷ.

Và thường sau một năm thu hoạch. Người dân sẽ làm lễ cúng tế thần linh. Mong muốn người dân đùm bọc, đoàn kết có cuộc sống ấm no. Sau lễ cúng thì mọi người sẽ quay quần đốt lửa. Họ chia nhau những món ăn ngon, uống rượu cần. Hay nắm tay nhau nhảy điệu nhảy cồng chiêng,…

Ý Nghĩa To Lớn Của Nhà Rông Đối Với Người Dân
Trung Tâm Tinh Thần
Thường thì ở buôn sẽ được quản lý bởi già làng và chủ làng. Họ sẽ là người phân xử những vấn đề trong làng. Nhà rông cũng là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng. Có thể là cưới xin, lễ thổi tai khi hết tuổi thành niên,…
Nhà Rông Tập Thể
Thanh thiếu niên khi đến tuổi trưởng thành thì sẽ được lên nhà rông. Ở đây đều là những thanh niên chưa vợ. Họ được ở thoải mái và không bị ràng buộc điều gì. Ngủ ở đây còn là để bảo vệ nhà và buôn làng.

Bảo Tồn Truyền Thống Nhà Rông Tây Nguyên
Thường ở gian chính ngôi nhà thì đều có những bộ chiêng, trống. Có khi là bộ săn cung tên hay những chiến tích như ngà voi, da báo,… Và đây là nơi họ cầu nguyện mang những mong muốn đến với thần linh.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Nhà Rông. Nếu quý khách còn bất kỳ thông tin nào thắc mắc hay các câu hỏi liên quan đến vấn đề trên có thể liên hệ trao đổi với chúng tôi thông qua Tel: 0899.009.006 Email: xuongtretruc.com@gmail.com