Cọc tre và cọc tràm làm móng loại nào tốt hơn?

Hiện nay trong các công trình xây dựng chúng ta không những sử dụng vật liệu xây dựng bằng bê tông nữa mà ngoài ra còn sử dụng cọc tre và cọc cừ tràm. Đây là hai loại vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến, thường được sử dụng để gia cố nền móng trong các công trình có nền đất yếu. Hơn nữa không những vì giá thành hai loại vật liệu này thấp mà còn vì những lợi ích tuyệt vời của chúng. Vậy Cọc tre và cọc tràm làm móng loại nào tốt hơn? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm thông qua bài viết dưới đây nhé!

Đôi nét về cọc tre

Cọc tre cũng được sử dụng để gia cố nền đất như bao loại cọc khác. Điểm mạnh vượt trội của cọc là chi phí đầu tư thấp hơn hẳn nhưng lại có khả năng cân bằng, giảm tải trọng lực truyền xuống nền móng không thua kém gì các loại cọc bê tông, cọc cừ tràm.

coc tre coc tram 1
Đôi nét về cọc tre

Cọc tre là giải pháp khá hiệu quả đối với những nơi ẩm ướt và ngập nước. Đặc biệt,trong môi trường đó, cọc sẽ được gia tăng tuổi thọ dao động từ 55 đến 60 năm hoặc có thể lâu hơn như thế.

Thêm vào đó, trong quá trình thi công loại cọc này, khả năng gây ảnh hưởng đến công trình xung quanh gần như là không có. Quy trình thi công không quá phức tạp, máy móc hỗ trợ ít, nên cách gia cố nền bằng cọc tre có thể dễ dàng thực hiện ở những nơi có diện tích nhỏ, điều kiện giao thông không thuận lợi.

Tiêu chuẩn đóng cọc tre chuẩn

Để đáp ứng được những tiêu chuẩn đóng cọc tre phù hợp với tính chất công trình xây dựng thì tre cần có ít nhất là 2 năm tuổi, phải có dáng thẳng và còn tươi. Thông thường, nên sử dụng tre đực thì mang đến kết quả cao hơn so với các loại tre khác.

Thêm vào đó, đường kính bắt buộc của ống tre phải từ 6cm trở lên, dao động từ 8 đến 10 cm là hoàn hảo nhất. Độ dày của ống tre thì không được dưới 10mm, diện tích khoảng trống bên trong thân càng nhỏ thì càng tốt và khoảng cách giữa các đốt tre chỉ nên rơi vào khoảng 35 đến 40cm là cân đối.

coc tre coc tram 5
Yều cầu kỹ thuật khi thực hiện đóng cọc tre gia cố nền

Phần gốc tre thường được làm đầu trên của cọc, được cưa vuông góc với trục và khoảng cách đến mắt tre khoảng 50mm là đáp ứng được yêu cầu. Đầu còn lại của cọc sẽ được vót nhọn để làm mũi và có vị trí cách mắt khoảng 200mm.

Chiều dài tối thiểu và tối đa của cọc sẽ rơi vào từ 1,5 đến 2,5m. Độ dài này sẽ chênh lệch với bản vẽ bên từ 20 đến 30 cm.

Sau đó, thực hiện tính số lượng cọc để đưa ra vị trí cố định cọc. Cụ thể thực hiện như sau:

+ Độ sệt IL = 0,55 ÷ 0,60 cùng với cường độ chịu tải thiên nhiên R0=0,7 ÷ 0,9 kG/cm2 thì cần có 16 cọc để thực hiện trên 1m2.

+ Có độ sệt IL = 0,7 ÷ 0,8 và cường độ chịu tải thiên nhiên là R0=0,5 ÷ 0,7 kG/cm2 thì cần 25 cọc để thi công.

+ Đất yếu quá có độ sệt IL > 0,80 và cường độ chịu tải thiên nhiên R0< 0,5 kG/cm2 đòi hỏi khoảng 36 cọc trên 1 m2.

Tính toán số lượng cọc tre cần có để thực hiện tại một vị trí nhất định

Ưu và nhược điểm của cọc tre

coc tre coc tram 4
Ưu và nhược điểm của cọc tre

Ưu điểm:

  • Thời gian trồng và khai thác ngắn, chỉ cần sau 2 năm sẽ khai thác được.
  • Giá thành thu mua thấp
  • Tre lại rất dễ trồng, không yêu cầu cao về điều kiện sống. Vì vậy nên tre là nguồn nguyên liệu dồi dào, từ đó luôn  đáp ứng được nhu cầu thị trường.
  • Rất thích hợp cho những công trình được xây chen tại những khu vực nhỏ và hẹp.

Nhược điểm:

  • Khả năng chịu nén dọc không được đạt tiêu chuẩn vì thớ dọc của tre phân bố theo vành khăn liên kết mắc phân đoạn không đều.
  • Vỏ ngoài của tre rất trơn tuột không thấm nước nên chịu bám kém.
  • Sử dụng khi còn tươi chứ không nên để khô, tre cần thẳng, không quá cong vênh.

Lợi ích khi sử dụng cọc tre

  • Cọc tre thích hợp sử dụng với những vùng đất sình, lầy, đất bùn sét có độ ẩm cao, những vùng đất luôn ẩm ướt, ngập nước.
  • Cường độ đất nền sau khi gia cố cọc tre đạt 6 –  7 tấn/m2.
  • Thích hợp sử dụng với những công trình xây dựng tại những địa hình nhỏ hẹp.
  • Là loại nguyên vật liệu dùng để gia cố nền đất cho những công trình có tải trọng nhỏ.
  • Giúp độ chặt của đất được nâng cao, hệ số rỗng giảm dẫn đến sức chịu tải của nền đất tốt hơn.
  • Khi sử dụng cọc tre trong thi công sẽ có độ bền cao hơn ( trong môi trường thích hợp)
  • Là nguồn nguyên liệu dồi dào, thân thiện với môi trường.
  • Giá thành thu mua rẻ hơn các loại vật liệu xây dựng khác (chỉ 6.000 đến 7.500 đ)
  • Thời gian khai thác ngắn: chỉ sau 2 năm trồng là có thể sử dụng.

Một số lưu ý quan trọng khi đóng cọc tre

Khi lựa chọn sử dụng loại cọc này trong quá trình thi công xây dựng thì cần chú ý một số điểm sau:

+ Tre phải đạt độ tuổi yêu cầu, đặc, thẳng và phải còn tươi.

+ Khoảng cách đốt tre cân đối, ống có độ dày vừa phải.

+ Đường kính phải trên 60mm và chiều dài cọc thực tế chênh lệch khoảng 20 đến 30 cm so với bản vẽ.

+ Phương pháp hạ cọc bằng thủ công hoặc sử dụng máy móc hỗ trợ cần đảm bảo vị trí sao cho chính xác so với sự bố trí ban đầu.

+ Trong quá trình thi công, cần chú ý các công đoạn như đào đất, đóng cọc tre,… sao cho đảm bảo các yếu tố về kỹ thuật để mang đến kết quả tốt nhất cho công trình xây dựng.

Tìm hiểu về cọc tràm

Cây tràm là loại cây được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Nam. Thường mọc trên đất sình lầy, ở các vùng ngập nước với đặc tính là loại cây thân gỗ thớ dọc cứng dẻo có sức chịu tải cao. Được sử dụng để xử gia cố những vùng đất yếu bên dưới móng công trình.

coc tre coc tram 3
Tìm hiểu về cọc tràm

Ưu điểm và nhược điểm cọc tràm

Ưu điểm:

  • Được trồng rộng rãi và phổ biến, nguồn nguyên liệu dồi dào.
  • Khi sử dụng có độ bền cao từ 50 đến 70 năm trong điều kiện thích hợp
  • Giá thành rẻ hơn các loại vật liệu khác.
  • Có lực chịu nén tốt, dùng được trong môi trường ẩm ướt, bùn lầy.

Nhược điểm:

  • Từ thời gian trồng tới thời gian khai thác mất 5 đến 6 năm.
  • Không dùng được ở những nơi đất có địa chất quá yếu.
  • Những môi trường như cát, sỏi đá hay có độ ẩm thấp thì không sử dụng cọc tràm được.

Lợi ích khi sử dụng cọc tràm

coc tre coc tram 6
Lợi ích khi sử dụng cọc tràm
  • Thích hợp với những vị trí địa chất đất ngập nước hoặc luôn ẩm ướt, đất bùn, xốp.
  • Cọc tràm đóng vai trò gia cố nền đất yếu, tạo kết cấu nền móng vững chắc cho nhiều công trình nhà ở dưới 5 tầng.
  • Thích hợp cho những công trình xây dựng có địa hình nhỏ hẹp khi các thiết bị cơ giới không đi vào được.
  • Thích hợp với những công trình vừa và nhỏ như nhà cấp 4, nhà phố từ 1 đến 4 tầng.
  • Đóng cọc tràm có tác dụng nâng cao độ chặt của đất, giảm hệ số rỗng, góp phần nâng cao sức chịu tải của nền đất.
    Độ bền cao, khi sử dụng trong điều kiện thích hợp sẽ sử dụng được trong khoảng 60, 70 năm.
  • Nguồn cung cấp dồi dào.
  • Có giá thành rẻ (từ 10.000 đồng đến 39.000 đồng).

Qua những chia sẻ của tretrucvuthanh.com về vấn đề tiêu chuẩn đóng cọc tre, hy vọng sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích hỗ trợ quá trình thực hiện và giám sát thi công. Cả hai loại cọc cừ tràm và cọc tre đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Nhưng về cơ bản chúng khá giống nhau. Chỉ nên sử dụng hai loại cọc này cho những công trình loại vừa và nhỏ. Thích hợp với những công trình nhà ở dưới 5 tầng. Những công trình xây chen ở những vị trí nhỏ hẹp. Vì có ưu điểm về giá thành rẻ và độ bền tốt nên cọc cừ tràm và cọc tre vẫn còn được sử dụng cho tới ngày nay.

    Hỗ trợ giải đáp




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *